TRUYỆN DÀI: ” NGÀI ESCO” CHƯƠNG 4 TỘI LỖI

TRUYỆN DÀI: ” NGÀI ESCO”

Tác giả: Viễn Trình.

chương 1, chương 2, chương 3 , chương 4 , chương 5 , chương 6 , chương 7, chương 8 , chương 9 , chương 10 , chương 11 , chương 12, chương 13

Một bộ hài cốt trên công trường hé lộ đường dây mua bán ma túy cực lớn. Một cậu bé 17 tuổi tên Minh lao vào con đường phạm tội để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Các mối quan hệ tốt – xấu đan xen tạo ra một câu chuyện bi thương cảm động nhưng không thiếu đi những chân lí sống- đó có thể là người đội trưởng cảnh sát tận tụy vì công việc đến quên cả gia đình, có thể là người đàn ông vì bảo vệ tính mạng cho con sẵn sàng mang nỗi u uất qua mấy chục năm.Đó có thể là tình yêu mãnh liệt mà cô bé Lan Anh dành cho cậu bé nghèo tên Minh.

Chúng ta hãy cùng đọc để cảm nhận


CHƯƠNG 4

TỘI LỖI CỦA 14 NĂM TRƯỚC

14 năm về trước.

Đường phố về đêm mưa bay lất phất, từng ánh đèn tỏa ánh sáng màu vàng yếu ớt  xuống con phố  đang ướt sũng vì cơn mưa. Con phố với một bên là dãy nhà đang đóng cửa kín mít; bên đối diện là một công trình được rào chắn bằng những tấm tôn cao quá đầu người. Bền lề đường gần công trình,  hai chiếc ô tô đang đỗ.

Người đang ông mở cửa ô tô bước vào ghế tài, ông ướt sũng vì cơn mưa, ông rút vội điếu thuốt ra; tay run run; ông bật hộp quẹt 3 lần mới mồi được điếu thuốt.

Ông rít một hơi dài, nhả làn khói trắng, bất giác ông gục đầu trên vô lăng:

  • Anh xin lỗi em! Anh xin lỗi tất cả. Là do anh,anh đã kéo chúng ta vào chuyện này.

Ông ráng trấn tĩnh, rồi bật máy rồ xe chạy đi. Cơn mưa ngày càng nặng hạt như phủ kín cả con phố.

…………….


SỰ BIẾN MẤT CỦA “NGÀI ESCO “

Tại công an tỉnh, trong phòng làm việc đội trưởng phong đang ngả lưng sau ghế, hai chân gác lên bàn, khuôn mặt đầy ưu tư lo nghĩ. Bỗng ông ngồi bật dậy, ông lẩm bẩm trong miệng:

  • “Ngài esco”- có khi nào hắn đã thay đổi biệt hiệu, hay hắn đã chết ở xó xỉnh nào rồi, có liên hệ gì giữa hắn với đường dây mới này không?

Nói rồi ông ôm đầu có vẻ bế tắc, tiếng gõ cửa vang lên:

  • Vào đi!– Đội trưởng Phong ngồi lại ngay ngắn

Anh công an viên bước vào đưa hồ sơ cho đội trưởng Phong:

  • Thưa anh, tin báo về, bọn chúng đang tìm cách gom “pơ se đơ phe rin ( pseudoephedrine )”
  • Đúng, tôi cũng dự đoán như vậy, tiền chất đang bị kiểm soát gắt ở tam giác vàng, và trung quốc, chắc chắn chúng sẽ chuyển hướng qua “pơ se đơ phe rin ( pseudoephedrine )”. Chúng sẽ lấy ngắn nuôi dài, nghĩa là gom góp thuốc tại các cở sở ý tế, sau đó sẽ tìm cách nhập số lượng lớn về.

Anh công an viên gật đầu, có vẻ thấy phân tích của đội trưởng Phong quá  đúng. Đội trưởng Phong nói tiếp:

  • Phải khéo léo, không được vội vàng bứt dây động rừng, nói anh em cơ sở tạm thời án binh; tuy nhiên chúng ta cũng phải phân tích bóc tách nhanh chóng các dây mơ rễ má của bọn chúng, cấp trên đang áp lực cho phòng chúng ta.
  • Vâng đội trưởng!

Trời đã về chiều, Minh dắt xe lững thững đi vào con hẻm, chiếc xe đã xẹp lốp mất rồi. Chiếc xe đạp đúng tên gọi ” cà tàng” , bộ phận nào cũng kêu, chỉ có cái chuông là không còn kêu nữa.

Bỗng Việt chạy đến, hớt ha hớt hải:

–  Bà nội mày ngất xỉu, a đưa vào bệnh viện cấp cứu rồi.

Việt dừng lại thở hổn hển. Minh hốt hoảng :

– Trời ơi, bà em có sao không?

– Bà bị tụt huyết áp, ổn rồi mà còn nằm theo dõi. Mày vô chuẩn bị chăn màn cho bà, anh chở mày lên bệnh viện.

– Nhanh lên , anh còn đi làm .

Cổng bệnh viện đông đốc người qua lại, xe cấp cứu hú ính ỏi, người người qua qua , lại lại.

– Đây cầm ít tiền đi, anh còn chừng này à, xem mua gì cho bà ăn!- Việt dúi cho Minh một đống tiền lẻ.

– Thôi e không lấy đâu, để e báo chú Sơn, mợ Tuyết.

– Mày khỏi gọi chọ bọn đạo đức giả, tham lam đó đi. Nó chờ bà chết để lấy nhà chứ lo được gì ! cầm đi!

Minh miễn cưỡng cầm tiền.Việt nói đúng, Sơn là con ruột của ông bà nội nó, là em trai bố nó, là chú ruột của nó mà còn thua người dưng.

Vợ chồng Sơn, Tuyết giàu có mà dường như sống cuộc sống của chính bọn chúng. Mặc kệ ruột thịt, mặc kệ bố mẹ sống trong cảnh nghèo túng. Tiền bạc biến chúng  thành lũ vô cảm.

Minh sách giỏ sách rảo bước trong hành lang bệnh viện, ngơ ngác như thằng nhà quê.

Bỗng hắn khựng lại, phía hàng ghế chờ là thầy Dũng đang ngội gục đầu xuống, hai vai rung lên, dường như thầy đang khóc.

– Em chào thầy!

Thầy Dũng ngước lên nhìn Minh. Vội vàng lau nước mắt, thầy hỏi:

– Minh , đi đâu đây!

– Em đi chăm bà nội ạ.

– À, bà bị sao?

– Tụt huyết áp thôi ạ.

– Uh, em đi đi, thầy đang có việc ở đây.

Minh chào thầy và đi, trong lòng đầy suy tư. Tại sao thầy lại khóc, thầy hay người thân có vấn đề gì rồi.


Minh rón rén đến bên giường bà nội, bà nội hắn người nhỏ thó nằm lọt thỏm trên giường, trên đầu là bình nước truyền. Minh đặt vật dụng lên tủ. Kéo ghế ngồi lặng lẽ nhìn bà hắn.

Hắn đã quá nhiều lần vào viện để chăm ông bà hắn, mặc dù ông bà có con ruột là Sơn nhưng dường như ông bà chẳng bao giờ nhờ vả, mà có nhờ vả chắc gì đã được. Còn bố Minh bỏ đi biền biệt chưa một ngày ghé lại.

Y tá bước vào phòng để thay bình nước truyền cho ông bà nội nó. Mặt lạnh lùng nói:

  • Người nhà ra ngoài hết, sắp đến giờ phát thuốc.

Mọi người dường như không màng đến lời ý tá.

  • Có nghe không? Đề nghị người nhà ra ngoài hết.-y tá hét lớn.

Lác đác người đứng lên đi, còn vài người vẫn cố ngồi lại. Minh đứng dậy kéo chăn đắp cho bà rồi đi ra.


Chiếc quạt vẫn cót két phả hơi nóng vào đám học sinh. Minh ngồi trong lớp đầu óc hắn suy nghĩ mênh mang.

Hắn nghĩ đến hình dáng thầy Dũng ngồi khóc trong bệnh viện, nghĩ về những điều thầy đã nói, hắn cảm thấy mình thật có lỗi, quá nhỏ nhen, suy nghĩ quá hạn hẹp.

Minh dắt xe ra cổng, hắn phải lên bệnh viện để thay ca cho ông nội.

Minh dừng xe đạp trước cổng, suy nghĩ một lúc lại quay vào nhà lấy gói bánh, hắn đem qua nhà Việt để cho bé Na, con bé luôn thiếu thốn mọi thứ nên Mình và bà nội hay chia sẻ thức ăn, lâu lâu cũng mua cho ân vài bộ đồ mới.

Cửa sổ đang mở, Minh định nhìn vào trong thì khựng lại khi thấy cảnh Việt đang hút một cái gì đó? Ma túy, chắc chắn là như vậy, với cái ống thủy tinh, Việt hơ cái hình cầu ở cuối ống thủy tinh trên ngọn lửa của quẹt gas, bên trong cái hình cầu thủy tinh một chất đặc sệt màu đen sôi lên

Việt hít một hơi dài, nhả ra làn khói hắc ám, rồi mặt phờ ra,ngả vật ra ghế.

Minh lẳng lặng bỏ đi, Minh thừa biết đó là cái gì, nó 17 tuổi, sử dụng mạng xã hội, những buổi tuyên truyền nhàm chán trên trường học đã đủ để nó hiểu ma túy là gì. Nó đạp xe trên khuôn mặt lộ nét trầm tư.

Minh đút cháo cho bà ăn, dường như không muốn cháu vất vả bà đỡ lấy chén và tự ăn.

  • Cháu dạo ra ngoài xíu, bà ăn đi nhé.

Bà Sáu gật đầu, trông bà có vẻ quá mệt mỏi để cất lên câu trả lời.


Minh đi dọc hành lang bệnh viện. Bỗng hắn khựng lại, thầy Dũng từ trong phòng khám đẩy ra  chiếc xe lăn một cô bé tầm 14 tuổi ngồi trên đó, Minh đoán ra đó là con gái của thầy Dũng. Cô bé có khuôn mặt xinh xắn mặt dù nét mặt hơi xanh xao, lộ rõ vẻ mệt mỏi. Thầy Dũng chồm lên cười với con gái, rồi ông lại đẩy xe lăn đi với vẻ mặt trầm tư.

Thầy  đẩy xe con gái sát hàng ghế chờ và nói nhỏ nhẹ:

  • Con gái ngồi đây chờ ba một lúc nhé.

Cô con gái mỉm cười gật đầu.

Minh đứng từ xa quan sát hai cha con thầy  Dũng.

Vị bác sĩ gấp tập hồ sơ, hai tay chắp lại để trên bàn, nhìn chắm chú vào thầy Dũng và nói:

  • Cháu đã hóa trị được 3 đợt và còn khoảng 4 đợt nữa để chúng tôi có thể xem xét các bước có thể cấy tủy cho cháu không. Nếu đủ điều kiện thì cấy tủy sẽ là phương pháp hiệu quả để dứt điểm ung thư. Anh nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý.

Thầy Dũng trầm ngâm gật đầu.

Thầy Dũng ngồi đờ đẫn trên ghế đá, mặt như vô hồn. Bất chợt ông lấy điện thoại ra, ông lướt điện thoại tìm danh bạ. Ông bấm ngay số thuê bao được lưu bằng cái tên “ EM YÊU” .

  • Alo?– Đầu dây bên kia trả lời bằng giọng nữ.
  • Anh đây! Bố Ân
  • Có chuyện gì không?– Đầu dây trả lời lạnh lùng.
  • À,… thế này. Ân của chúng ta!
  • Không! Không! Ân của anh chứ không phải của chúng ta. Nó đâu coi tôi là mẹ.
  • À… thì cũng được!– thầy Dũng hạ giọng.
  • Có chuyện gì vậy ?
  • À… em cũng biết con chúng ta ung thư máu, nó đã xạ trị được 3 đợt, bác sĩ báo rất khả quan, còn 4 đợt là có thể ghép tủy.
  • Chi phí quá cao.. em biêt đấy ! Anh….anh vừa bị cấm dạy thêm. Hiện anh không thể kham nổi chi phí. Em….em có thể hỗ trợ cho anh một ít, trong thời gian anh đi kiếm việc làm thêm.
  • Uả, nghề giáo viên của anh cao quý lắm mà, sao vậy? nó không nuôi nổi anh hay sao mà đi làm thêm việc khác. Sao ngày xưa tôi bảo anh bỏ nghề đi, anh còn sỉ nhục tôi mà.
  • Thôi mà em! – giọng ông khẩn khoản.

Đâu dây bên kia lạnh lùng tắt máy. Thầy Dũng mắt rưng rưng, tay run run bỏ điện thoại vào túi áo.

Người đàn bà bỏ điện thoại xuống, mắt đẫm lệ, trên bàn là tấm ảnh chụp 3 người: Bà, thầy Dũng, bé Ân lúc 3 tuổi. Cả hai ôm bé Ân thật hạnh phúc.

( Còn tiếp )

chương 1, chương 2, chương 3 , chương 4 , chương 5 , chương 6 , chương 7, chương 8 , chương 9 , chương 10 , chương 11 , chương 12, chương 13

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *